Thành phần Orib Sorafenib 200mg
Thuốc ung thư Hetero Orib Sorafenib 200mg có thành phần:
- Sorafenib 200mg
Chỉ định
Orib Sorafenib 200mg được chỉ định đề điều trị cho người bệnh ung thư
- Tế bào biểu mô thận tiến triển
- Tế bào biểu mô gan.
- Biểu mô tuyến giáp biệt hóa tiến triển tại chỗ hoặc di căn đã thất bại điều trị với iod phóng xạ
Liều dùng – Cách dùng thuốc Orib Sorafenib 200mg
Liều dùng
- Khuyến cáo liều dùng hàng ngày của Orib (sorafenib) là 400 mg (2 viên x 200 mg) x 2 lần/ ngày.
- Liều trên chỉ là liều tham khảo, bạn phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc giảm liều hay ngưng thuốc tạm thời hay không còn tùy thuộc vào tình trạng xuất hiện các tác dụng ngoài ý hay nếu bạn thuộc các đối tượng đặc biệt (như trẻ em, người già, suy gan, suy thận)
- Cần điều trị liên tục với Orib cho đến khi không dung nạp thuốc hoặc đến khi thuốc gây nên các độc tính mà bạn không còn chắp nhận được.
Cách dùng thuốc Orib Sorafenib 200mg
- Orib được dùng theo đường uống: Nuốt nguyên viên thuốc với nước.
- Uống không kèm thức ăn hoặc có thể uống cùng bữa ăn mà có tỉ lệ thấp mỡ hay chất béo.
Chống chỉ định
- Không dùng Orib khi bạn quá mẫn với sorafenib hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ của Orib Sorafenib 200mg
Các tác dụng phụ nghiêm trọng nhất gồm:
- Nhồi máu cơ tim/ thiếu máu cục bộ
- Thủng đường tiêu hoá
- Xuất huyết và tăng huyết áp/cơn tăng huyết áp kịch phát.
- Viêm gan do thuốc
Những tác dụng phụ thường gặp nhất gồm:
- Tiêu chảy
- Mệt mỏi
- Rụng tóc
- Nhiễm trùng
- Phản ứng trên da tay và chân
- Phát ban
Chú ý đề phòng
- Độc tính trên da: Bao gồm phản ứng đỏ da tay và chân và phát ban.
- Tăng huyết áp: Sử dụng sorafenib có thể làm tăng huyết áp có thể ở mức độ nhẹ và vừa. Trường hợp nặng nên chắm dứt sử dụng sorafenib
- Xuất huyết: Tăng nguy cơ chảy máu trong quá trình điều trị với sorafenib. Nên dừng sử dụng sorafenib nếu chảy máu liên tục.
- Tương tác với Warfarin: Chảy máu bất thường hoặc gia tăng tỉ số INR khi dùng warfarin đồng thời với sorafenib.
- Những biến chứng trong giai đoạn lành vết thương: Ở những bệnh nhân sau phẫu thuật, nên tạm thời ngừng sử dụng sorafenib vì những lý do cần trọng.
- Thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu cơ tim: Nên cân nhắc ngừng sử dụng tạm thời hoặc vĩnh viễn sorafenib đối với những bệnh nhân tiền triển thiểu máu cục bộ và/hoặc nhồi máu cơ tim.
- Kéo dài khoảng QT: Orib làm kéo dài khoảng QT có thể dẫn đến gia tăng nguy cơ nhịp nhanh thất.
- Thủng đường tiêu hóa: Tuy là biến cố hiếm xảy ra nhưng vẫn ghi nhận là có xuất hiện.
- Suy gan: Orib chủ yếu đào thải qua gan nên cần lưu ý thận trọng.
- Hạ calci máu: Sự ức chế hormon TSH ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa
Phụ nữ có thai và cho con bú
- Phụ nữ tránh có thai, nữ giới trong độ tuổi sinh sản cần được thông báo về các nguy cơ như khả năng dị dạng phôi thai (quái thai), thai kém; phát triển và có thể thai chết lưu (nhiễm độc phôi thai).
- Phụ nữ cho con bú: ngừng cho con bú khi điều trị với sorafenib.
Bảo quản
- Nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
- Để xa tầm tay trẻ em
Reviews
There are no reviews yet.